1. Giới thiệu về Game Maker Studio 2

Game Maker: Phần mềm Studio được phát triển bởi YoYo Games, là một công cụ phát triển trò chơi cho phép bạn tạo các trò chơi điện tử một cách dễ dàng.  Cho dù bạn là một nhà phát triển chuyên nghiệp, hoặc một sinh viên đại học quan tâm đến tạo ra một trò chơi một sản phẩm của tiêng mình, thậm trí một cậu bé 9-10 tuổi không có kinh nghiệm lập trình nào cả, Game Maker Studio có tất cả các công cụ bạn cần để hiện thực hóa ước mơ và mong muốn của bạn.

Bạn có thể tạo ra các trò chơi với Game Maker: Studio mà không cần phải biết lập trình! Đó là vì Game Maker sử dụng các hành động kéo và thả để tạo nên các dòng Code.

   2. Mục tiêu khóa học

  • Học sinh có khả năng tự mình làm ra một trò chơi 2D theo ý tưởng của riêng mình bằng các công cụ kéo thả trong Gamemaker Studio.
  • Khóa học giúp học sinh nhận thức và khám phá bản thân từ đó giúp học sinh định hướng phát triển ở lĩnh vực lập trình.
  • Khóa học giúp học sinh nắm được các bước cơ bản trong quá trình thiết kế trò chơi (game design).
  • Học sinh được học những kiến thức nền cần thiết cho việc lập trình trò chơi như các kiến thức toán học và vật lý cơ bản.
  • Bên cạnh đó, học sinh sẽ được học các khái niệm quan trọng trong lập trình như biến số, cấu trúc câu lệnh,… để giúp cho học sinh có khả năng học tiếp các ngôn ngữ lập trình bậc cao hơn một cách dễ dàng.
  • Khóa học phát huy tối đa khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của học sinh.
  • Khóa học rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết cho học sinh như kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình.
  • Đặc biệt, khóa học rèn luyện khả năng tư duy Logic, kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như khả năng tự học của học sinh.

 3. Các kỹ năng mềm học sinh được học:

  • Khả năng giao tiếp và làm việc nhóm:
    • Học sinh được trải nghiệm môi trường lớp học tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe ý kiến của các bạn và giúp đỡ nhau trong quá trình học tập.
    • Học sinh được thực hành kĩ năng làm việc nhóm trong nhóm từ 2 đến 4 người.
  • Kỹ năng thuyết trình:
    • Học sinh sẽ được hướng dẫn các kỹ năng thuyết trình cần thiết như rèn luyện sự tự tin, cách nói, cách diễn đạt, cách thuyết phục người nghe, cách di chuyển,…)
    • Học sinh được hướng dẫn cách làm một slide thuyết trình đơn giản.
    • Học sinh sẽ được thực hành thuyết trình và đặc biệt là thuyết trình về trò chơi, sản phẩm của mình ở cuối khóa học.
  • Kỹ năng tự học:
    • Học sinh được trải nghiệm mô hình học mới để rèn luyện kĩ năng tự học.
    • Học sinh được hướng dẫn và hình thành thói quen tìm kiếm thông tin đơn giản như các video hướng dẫn hoặc bài viết hướng dẫn để giải quyết vấn đề của bản thân.

 4. Nội dung khóa học

Buổi học Nội dung
Buổi 1 Hướng dẫn làm trò chơi Space Shooter (Phần 1)

●     Học sinh hiểu được công cụ Gamemaker Studio là gì? Ưu điểm của Gamemaker Studio so với các engine làm trò chơi khác như Unity Engine hoặc Unreal Engine.

●     Giúp học sinh hiểu được các thành phần chính để làm được 1 trò chơi.

●     Hiểu được các thành phần trong giao diện cửa sổ (giao diện bên ngoài) của Gamemaker Studio.

●     Nắm được cách tạo một project mới.

●     Hiểu được các thành phần trong giao diện làm việc của Gamemaker Studio.

●     Nắm được các tạo room( phòng chơi)

●     Nắm được cách tạo một nhân vật trong Gamemaker Studio.

●     Nắm được kiến thức về Events và Actions trong Gamemaker.

●     Nắm được cách sử dụng công cụ kéo thả để tạo nhân vật di chuyển về 4 hướng – về tốc độ theo phương ngang và phương dọc (horizontal speed và vertical speed)

●     Giới thiệu về sự kiện khởi tạo (Create event) và cách để làm viên đạn di chuyển

●     Hiểu được các hướng xác định trong game và sử dụng công cụ create moving để tạo ra đạn theo đúng ý của mình và đổi hướng đạn

Buổi 2 Hướng dẫn làm trò chơi Space Shooter (Phần 2)

●      Giúp học sinh nắm được cách để vào lại project đang làm

●     Hướng dẫn học sinh cách thay đổi hình ảnh nhân vật khi di chuyển

●     Giới thiệu về sự kiện va chạm, vật thể rắn (solid objects) và cách để làm nhân vật không di chuyển ra ngoài màn chơi, có thể sử dụng làm tường hay vật chắn

●     Giới thiệu về thành phần hình nền (Backgrounds) và lắp hình nền vào trong màn chơi

●     Phân biệt Foreground và Background, cách để làm hiệu ứng Parallax của hình nền trong GameMaker

●     Giới thiệu về số khung hình trên giây (FPS), khái niệm room_speed

●     Giới thiệu về thành phần dòng thời gian (Timelines)

●     Cách sử dụng thành phần dòng thời gian để tự động sinh ra địch theo các mốc thời gian

●     Giới thiệu về hệ trục tọa độ Oxy

●     Hướng dẫn thay đổi vị trí tạo địch

●     Giới thiệu về thành phần đường đi (Paths)

●     Cách làm địch di chuyển theo đường đi cho trước

●     Cách làm va chạm giữa các vật thể

●     Cách làm nhiều loại địch có các chức năng khác nhau

Buổi 3

(Check Point 1)

Hướng dẫn thực hành tự làm trò chơi Tránh thiên thạch

●     Hướng dẫn học sinh cách sử dụng các kiến thức đã học để áp dụng làm một trò chơi thực tế là trò Tránh thiên thạch

●     Học sinh sẽ ôn lại và áp dụng tất cả các kiến thức sau:

●     Các thành phần chính trong GameMaker Studio

●     Giao diện làm việc của GameMaker Studio

●     Cách làm di chuyển nhân vật và thay đổi hình ảnh nhân vật khi di chuyển

●     Vật thể rắn và cách làm nhân vật không di chuyển ra khỏi màn chơi bằng sự kiện va chạm

●     Tự động tạo vật thể biết di chuyển bằng thành phần dòng thời gian và hành động tạo vật thể di chuyển

 

Buổi 4

 

Hướng dẫn làm trò chơi Doodle Jump (Phần 1)

●     Giới thiệu về game platform, giới thiệu về game Doodle Jump

●     Tạo các thành phần cần thiết trong trò chơi Doodle Jump

●     Giới thiệu về  tầm nhìn (Views) trong màn chơi

●     Cách sử dụng tầm nhìn cho màn chơi lớn

●     Giới thiệu về Gravity và cách sử dụng trọng lực một cách hiệu quả trong game

●     Giới thiệu sự kiện Step Event, câu điều kiện (If statement) và hướng dẫn làm chức năng Wrap Map

●     Giới thiệu về variables (biến số) và constant để áp dụng cho game khi cần xử lý vấn đề logic

●     Giới thiệu về sự kiện báo thức (Alarm event)

●     Cách sử dụng sự kiện báo thức để khiến tự tạo ra đạn, vật cản

●     Nắm được cách sử dụng biến số và draw để vẽ thanh máu  cho địch

●     Làm được nhiều loại quái vật

Buổi 5 Hướng dẫn làm trò chơi Doodle Jump (Phần 2)

●     Làm được các vật thể trợ năng như jacket, trực thăng, lò xo, cái khiên bảo vệ quanh người.

●     Tạo được các platform khác nhau khiến game đa dạng

●     Ôn lại sự kiện va chạm và nắm chắc được collision mask

●     Ôn lại về variables và sự kiện ngẫu nhiên trong Gamemaker

●     Nắm được cách làm rơi item ngẫu nhiên khi địch bị tiêu diệt

●     Giới thiệu về Animation và làm được hệ thống hình ảnh địch đẹp hơn.

●     Tạo các chướng ngại vật đúng gameplay

●     Giới thiệu về giao diện người dùng (UI): tác dụng và lợi ích.

●     Nắm được cách làm game Menu khi bắt đầu game và khi game kết thúc.

●     Nắm được cách chuyển qua lại giữa các room khác nhau

●     Nắm được về chiều sâu (Depth) của vật thể và sự quan trọng trong game.

Buổi 6

(Check Point 2)

Hướng dẫn thực thành tự làm trò chơi T-Rex Runner

●     Hướng dẫn học sinh cách sử dụng các kiến thức đã học để áp dụng làm một trò chơi thực tế là trò Khủng long chạy

●     Học sinh sẽ ôn lại và áp dụng tất cả các kiến thức sau:

●     Game platform và cách làm game platform

●     Cách sử dụng wrap map, view cho game.

●     Cách làm di chuyển nhân vật và thay đổi hình ảnh nhân vật khi di chuyển, sử dụng thành thạo trọng lực và biến số (variables)

●     Sử dụng sự kiện báo thức (Alarm) để tự động tạo ra vật cản biết di chuyển, áp dụng yếu tố ngẫu nhiên tạo ra các loại vật thể khác nhau

●     Cách làm va chạm và hệ thống hoạt ảnh (Animation) cho nhân vật và địch

●     Cách làm UI phù hợp với game khi game bắt đầu hay kết thúc

●     Cách thêm tiếng phù hợp vào trong game

Buổi 7 Hướng dẫn học sinh tự tìm nhóm và lên ý tưởng (Bao gồm Gameplay – cốt truyện và tự thuyết trình về ý tưởng của mình)
Buổi 8 Hướng dẫn học sinh tự làm một game cá nhân

 

Buổi 9 Hướng dẫn học sinh tự làm một game cá nhân và hướng dẫn các kỹ năng thuyết trình quan trọng

 

Buổi 10 Thuyết trình về sản phẩm.

Mời bạn đăng ký học thử miễn phí tại đây!

Hour Of Code Vietnam